Kỹ thuật ghép mộng gỗ? Ưu điểm của nội thất từ cách ghép này

 Ghép mộng gỗ là một trong những kỹ thuật lâu đời được ứng dụng đến ngày nay. Ưu điểm của phương pháp ghép mộng gỗ là gì? Các mặt hàng nội thất bằng cách ghép này có tốt không? Tất cả những thắc mắc của bạn về sẽ được giải đáp trong bài viết này của Nguyễn Gỗ.

Mộng gỗ là gì?
Mộng gỗ được hiểu đơn giản là kỹ thuật ghép gỗ không cần đến dụng cụ trung gian. Người thợ sẽ dùng công cụ làm mộc để gia công và tạo 2 thanh gỗ: Gỗ âm và gỗ dương. Hình dáng và kích thước của mộng gỗ có thể khác nhau tùy vào kỹ thuật ghép và được tính toán kỹ càng, chuẩn xác.

Với kỹ thuật ghép mộng gỗ, các sản phẩm nội thất như: Giường, tủ, bàn ghế,… không cần đến đinh hay vật nối mà vẫn có thể gắn với nhau, bền hơn, đẹp hơn.

Nguồn gốc xuất xứ
Những người thợ mộc Trung Hoa chính là người đặt nền móng cho kỹ thuật ghép gỗ không cần dùng đến vật dụng nối. Từ xa xưa, khi nguyên liệu còn thô sơ và hầu hết mỗi gia đình đều sử dụng các vật dụng bằng gỗ. Đinh hay ốc vít còn là khái niệm xa xỉ. Họ dùng cách ghép này để tạo ra các vật dụng phục vụ cho đời sống hằng ngày.
Các kỹ thuật ghép mộng gỗ đơn giản
Kỹ thuật ghép mộng gỗ xa xưa này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay vì những lợi ích mà nó mang lại không phương pháp nào thay thế được. Việc ghép mộng giúp đầu nối gắn kết bền chặt hơn dù là gỗ cùng hay không cùng kết cấu.


Một số kỹ thuật ghép mộng gỗ phổ biến

Một số kỹ thuật ghép mộng có thể kể đến như:

  • Mộng nêm đinh gỗ;
  • Mộng hình tẩu thuốc;
  • Mộng dạng ghép rãnh;
  • Mộng thanh gỗ giao nhau,…

Nội thất ghép mộng gỗ ngày càng được sử dụng rộng rãi

Ưu điểm nội thất từ ghép mộng gỗ
Sở dĩ kỹ thuật này vẫn được ứng dụng cho đến ngày này là vì ưu điểm của các sản phẩm nội thất từ ghép mộng gỗ làm hài lòng đại đa số người dùng:

  • Gắn kết các thanh gỗ vừa bền vừa đẹp. Nàng tầm sang trọng và tinh tế cho nội thất;
  • Các mối nối khít với nhau và không để lại dấu đinh hay ốc vít, tính thẩm mỹ cao;
  • Tuổi thọ cao hơn vì gỗ không bị nứt ở các mối nối;
  • Chịu lực tốt;
  • Tiết kiệm chi phí gia công khi có thể dùng để ghép các loại gỗ không cùng kết cấu lại với nhau. Từ đó giá thành nội thất sẽ rẻ hơn, hợp với túi tiền người mua hàng.
>>>xem thêm: Ván gỗ
Trên đây, Nguyên Gỗ gửi đến bạn đọc những thông tin về kỹ thuật ghép mộng gỗ từ A-Z. Ghép mộng gỗ không những được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất ngay từ bước gia công các tấm ván gỗ cao su cũng được Nguyengo sử dụng. Chúng tôi luôn tìm đến kỹ thuật tốt nhất nhằm mang đến sản phẩm chất lượng từ chất liệu đến thành phẩm. Nếu Quý khách có nhu cầu gia công các chi tiết gỗ bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ, hãy gọi đến hotline: 081 496 8586 để được tư vấn chi tiết.

Mộng gỗ là kỹ thuật ghép gỗ không cần đến dụng cụ trung gian

Nghệ nhân Nhật Bản đã kế thừa nguyên lý và tiếp tục phát triển thành kỹ thuật ghép mộng gỗ cao siêu như ngày nay. Họ dùng một thanh gỗ lồi (mộng gỗ) ghép vào một thanh gỗ lõm (lỗ mộng) sao cho 2 thanh gỗ khắng khít với nhau. Kỹ thuật ghép mộng cần sự tinh xảo và kỹ thuật cao, đòi hỏi người thợ dày dặn kinh nghiệm, chính xác đến từng milimet.
Thông tin liên hệ: Văn phòng đại diện công ty Nguyên Gỗ Địa chỉ: 86 Từ Văn Phước, P. An Phú, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương. HotLine/Zalo 1: 0901 455 726 (8h – 17h) Email: info@nguyengo.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gỗ cao su có bền không mà lại được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống?

Phân phối barie chính hãng giá rẻ

Thi công cửa cổng barie tự động giá ưu đãi